Chuyển đến nội dung chính

Đi tìm ý nghĩa chiếc bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt.
Đây là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam. 
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.  
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. 
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho".
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng
Vương thứ 6 là Lang Liêu (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.  Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị.  Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.  
Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất. 
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…  
Thịt lợn mềm thơm được ướp gia vị đậm đà, nhân đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.  
Độc đáo hơn nữa, khi nấu bánh chưng, người Việt dành trọn một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa sôi âm ỉ, như thế bánh mới rền, mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon. 
Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta. 
Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam rất độc đáo, thể hiện sự sáng tạo ẩm thực không ngừng của người Việt Nam, và có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực.
Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về các món ăn dân gian Việt Nam:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2006

Authors: Hoàng, Trường Giang Keywords:  Xóa đói giảm nghèo Đảng bộ tỉnh Hà Tây Đảng Cộng sản Việt Nam Giai đoạn 1996-2006 Issue Date:  2009 Publisher:  Đại học quốc gia Hà Nội Abstract:  Làm rõ yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (XĐGN). Tìm hiểu quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây chỉ đạo thực hiện XĐGN từ năm 1996 đến năm 2006: Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động, đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN; thực hiện chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo; phát huy vai trò các đoàn thể trong nhân dân trong công tác XĐGN. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm: Tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về XĐGN; kinh nghiệm về lồng ghép các dự án, chương trình, chính sác

An Industrial DAQs and Internet Based Data Logging and Remote Monitoring System for Real-Time Multi-Parameters Measurements

Authors:  Tran, Vinh Thang Do, Trung Kien Keywords:  DAQ-data acquisition;data logger;remote monitoring system Issue Date:  2014 Publisher:  H. : ĐHQGHN Series/Report no.:  Vol. 30;No. 2 (2014) Abstract:  In this paper, we proposed a design and implementation of a multi-parameters data logging and remote monitoring system for investigating both of electrical parameters and physical ones for indoor and outdoor environments. The task of logging and monitoring parameters are temperature, relativity light intensity and nineteen electrical parameters with storage and transmission of this information in the form cloud storage service to the user’s computer over internet in real-time for in-situ or further analysis. Due to industrial data acquisition modules, this system is easy to build with an expandable capability and enduring stability. Also a large of logged data can be measured by using this system with high accuracy and they are able to observe in a large surveying ar

QUAN HỆ VIỆT - LÀO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

  Đề tài làm rõ thực trạng quan hệ  giữa Việt Nam với Lào trên các lĩnh vực: Chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá nghệ thuật, giáo dục đào tạo và một số lĩnh vực khác từ năm 2001 đến năm 2016. Từ đó dự báo triển vọng của mối quan hệ này đến năm 2030 và khuyến nghị.    Authors:  Thái, Anh Thu Issue Date:  2016 Publisher:  Đại học Quốc gia Hà Nội Description:  99 tr. URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23161